Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

PHỔ CẬP TIẾNG PHÁP Ở BẬC TIỂU HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN Ở BẮC KÌ

PHỔ CẬP TIẾNG PHÁP Ở BẬC TIỂU HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHÍNH QUYỀN THỰC DÂN Ở BẮC KÌ
DHA dịch

Sau khi thôn tính Bắc Kì năm 1882, cùng với các hoạt động bình định quân sự và tổ chức lại tổ chức cai trị tại toàn Đông Dương, thực dân Pháp đã lập kế hoạch đào tạo người Việt để phục vụ cho các mục đích chính trị và kinh tế từ rất sớm. Năm 1885, đánh giá được tầm quan trọng của việc phổ cập việc giảng dạy tiếng Pháp tại các tỉnh Bắc Kì, Tướng Brière de l’Isle, chỉ huy quân đội viễn chính Pháp tại Bắc Kì đã ra quyết định tổ chức giáo dục bậc tiểu học tại Bắc Kì để tạo thuận lợi cho các quan hệ thương mại, đào tạo dân bản xứ đáp ứng nhu cầu của chính quyền bảo hộ trong thời gian ngắn nhất. Quyết định ngày 12 tháng 3 năm 1885 của Tướng Brière de l’Isle, chỉ huy quân đội viễn chính Pháp tại Bắc Kì văn bản pháp quy ra đời sớm nhất quy định về tổ chức giáo dục bậc tiểu học ở Bắc Kì của thực dân Pháp.
Quyết định về tổ chức giáo dục bậc tiểu học với mục đích chính là phổ cập tiếng Pháp cho học sinh bậc tiểu học đáp ứng nhu cầu về nhân sự phục vụ chính quyền.
Quyết định gồm 19 điều[1]:
Điều 1. Thiết lập cơ sở và nhân sự để chuẩn bị cho việc giảng dạy tiếng Pháp miễn phí và không bắt buộc tại các trường tiểu học tại tỉnh lị của mỗi toà công sứ.
Điều 2. Các trường tiểu học do giáo viên người Pháp điều hành, có giáo sư[2] người Pháp hoặc người bản xứ phụ tá nếu cần.
Điều 3. Giáo dục bậc tiểu học tại các trường thuộc chính quyền bảo hộ ở Bắc Kì chủ yếu tập trung vào giảng dạy kiến thức về ngôn ngữ Pháp gồm: đọc hiểu có phân tích và bình luận, tập viết, tập tính, kĩ thuật đo đạc và dần dần là những khái niệm về lịch sử Bắc Kì, Nam Kì thuộc Pháp, Trung Kì và lịch sử nước Pháp, địa lí đại cương, đặc biệt là địa lí nước Pháp và các thuộc địa Pháp, địa lí nước Nam, và khái niệm về ứng dụng khoa học vật lí và khoa học tự nhiên trong nông nghiệp, thương mại và kĩ nghệ thông qua những bài đọc hiểu.
Việc giảng dạy ngôn ngữ bản xứ là chữ Quốc ngữ và tiếng Hán được thực hiện bên cạnh các buổi học tiếng Pháp.
Điều 4. Học sinh được tuyển vào học tại các trường tiểu học của chính quyền Bảo hộ phải tối thiểu đủ 8 tuổi và tối đa là 13 tuổi, trừ trường hợp ngoại lệ đối với trẻ trên 13 tuổi nhưng đã có kiến thức về tiếng Pháp.
Điều 5. Hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Nội sẽ kiểm nhiệm chức trưởng ban chỉ đạo giáo dục bậc tiểu học cho đến khi có chỉ đạo mới.
Với chức vụ này, trưởng ban chịu trách nhiệm tập hợp công việc của các trường; thanh tra các trường học theo mệnh lệnh của giám đốc phụ trách dân sự và chính trị; báo cáo với chính quyền cấp trên về tình hình và công tác học chính.
Các hiệu trưởng và giáo viên người Âu hoặc người bản xứ thuộc quyền quản lí của trưởng ban.
Điều 6. Các hiệu trưởng chịu trách nhiệm:
+ Điều hành việc học tập theo chương trình đã duyệt, công tác kỉ luật, kiểm soát các buổi học, gìn giữ phòng học, đồ đạc và vật dụng và đồ dùng trường học.
+ Tham gia giảng dạy, chỉ đạo giáo sư dưới quyền, phổ biến chỉ thị của trưởng ban chỉ đạo giáo dục bậc tiểu học.
+ Thông báo tới trưởng ban về thái độ và cách sống của giáo sư vào cuối mỗi tháng.
+ Trình báo cáo chi tiết về công việc.  
Điều 7. Tại mỗi toà công sứ, các công sứ sẽ thanh kiểm tra các trường học. Hiệu trưởng phải đưa ra nhận xét về những gì cần làm dù có phải báo cáo ngay lập tức. Một bản sao báo cáo tháng sẽ được trình lên công sứ.
Điều 8. Lương, hình thức thăng trật và thứ bậc nhân sự giáo sư người Pháp biệt phái làm ngành học chính được quy định như sau:
Trưởng ban (để ghi nhớ)
Giáo sư hạng 1
8000 frs
Giáo sư hạng 2
7000 frs
Giáo sư hạng 3
6000 frs
Giáo sư hạng 4
5000 frs
Giáo sư tập sự
4000 frs
Trường hợp hiệu trưởng và giáo sư không dùng nhà ở, họ được trợ cấp 720 frs/năm.
Điều 9. Giáo sư tập sự chỉ được bổ dụng khi có bằng cấp đơn giản về giáo dục tiểu học ở chính quốc hoặc các bằng cấp bậc đại học khác tương đương.
Các giáo sư tập sự được nâng lên bậc giáo sư hạng 4 sau một năm công tác nếu không bị kỉ luật.
Giao viên được nâng lên bậc cao hơn sau 2 năm công tác.
Giáo sư chủ nhiệm lớp được hưởng phụ cập 1000 frs/năm.
Điều 10. Các hình thức kỉ luật bao gồm:
1.     Cảnh cáo của hiệu trưởng hoặc công sứ;
2.     Khiển trách của giám đốc phụ trách dân sự và hành chính;
3.     Cắt một phần hoặc toàn bộ lương thuộc địa trong một khoảng thời gian;
4.     Cách chức
Hình thức cắt lương (3) và cách chức (4) do tướng chỉ huy quân đội quyết định theo ý kiến của một hội đồng điều tra.
Điều 11. Lương, hình thức thăng trật và thứ bậc nhân sự người bản xứ được quy định như sau:

Giáo sư hạng 1
2400 frs
Giáo sư hạng 2
2200 frs
Giáo sư hạng 3
2200 frs
Giáo sư hạng 4
1800 frs
Giáo viên tiểu học hạng 1
1600 frs
Giáo viên tiểu học hạng 2
1400 frs
Giáo viên tiểu học hạng 3
1200 frs

Điều 12. Giáo và giáo viên tiểu học người bản xứ chịu các hình thức kỉ luật sau:
- Cảnh cáo của trưởng ban giáo dục tiểu học;
- Khiển trách của giám đốc dân sự và chính trị;
- Trừ lương đến 15 ngày lương;
- Hạ bậc;
- Treo chức;
- Cách chức.
Điều 13. Khung nhân sự các trường tiểu học được quy định như sau:
Trường Hà nội: có một giáo sư hiệu trưởng nhà trường, đảm nhiệm chức trưởng ban giáo dục bậc tiểu học; một giáo sư phụ trách các lớp đào tại trẻ em người Âu; 4 giáo viên tiểu học người bản xứ và một nhân viên lao động.
Các trường khác: có một giáo sư hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về các lớp đào tạo trẻ người Âu; 4 giáo viên tiểu học người bản xứ; một nhân viên lao động.
Điều 14. Giáo sư có bằng cấp theo quyết định ngày 23 tháng 7 năm 1879 về trường học ở Nam Kì được nhận tiền thưởng về ngôn ngữ bản xứ tiếp tục được lĩnh khoản tiền thưởng này.
Điều 15. Không được mở bất kì trường học đặc biệt nào khi chưa được phép của chính quyền bảo hộ ở Bắc Kì. Người nào xin phép mở trường phải chứng minh các điều kiện về đạo đức và năng lực theo các quy định địa phương. Tất cả các trường đặc biệt đều chịu sự giám sát của chính quyền.
Điều 16. Các trường trung học, hội thảo của các phái đoàn, trường học thuộc các phái đoàn và trường dạy tiếng Hán được miễn xin phép theo điều 15.
Điều 17. Các trường đặc biệt được trợ cấp cho việc giảng dạy tiếng Pháp.
Điều 18. Một uỷ ban thường trực tối cao được thành lập chịu trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề về học chính và thanh tra các cơ sở giáo dục của chính quyền bảo hộ.
Uỷ ban này gồm: giám đốc phụ trách Dân sự và Chính trị làm chủ tịch và các thành viên: công sứ Hà Nội, trưởng ban giáo dục tiểu học; chánh văn phòng và cha xứ Hà Nội; bác sĩ do giám đốc Y tế chỉ định; kĩ sư Công chính và thông ngôn chính.
Điều 19. Giám đốc phụ trách Dân sự và Chính trị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 1885
Brière de l’Isle
(Đã kí)




[1] RST – 73392, TTLTQG1
[2] Từ “professeur” trong văn bản được dịch là “giáo sư” theo cách dùng từ đương thời.  

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Nghị định ngày 17 tháng 5 năm 1916 của Toàn quyền Đông Dương về quy chế các nhà lao ở Đông Dương

Nghị định ngày 17 tháng 5 năm 1916 của Toàn quyền Đông Dương về quy chế các nhà lao ở Đông Dương 
                                                     Đỗ Hoàng Anh dich 

Điều 1. Các quy chế nhà lao trung ương ở Sài Gòn, Hà Nội, Phnompenh và Viên chăn, các nhà tù ở Hải Phòng và Đà Nẵng và nhà tù ở các tỉnh thuộc Đông Dương được ấn định kể từ ngày ban hành Nghị định sau:
Chương thứ nhất: Các quy định chung
Điều 2. Các nhà lao trung ương ở Sài Gòn, Hà Nội, Phnompenh và Viên chăn dùng làm:
1.     Nhà tạm giam; (maison d’arrêt)
2.     Nhà tạm giam ở tòa án; (maison de justice)
3.     Nhà trừng giới (maison de correction)
4.     Nhà thụ án; (maison pour peines)
5.     Nhà cầm cố hành chính. (maison de détention pour peine administrative)
Nhà tạm giam để giam giữ các phạm nhân thuộc thẩm quyền thụ lí án của quan biện lí, chưởng lí và những phạm nhân bị tạm giam do các cơ quan cơ tư pháp hoặc tòa án có thẩm quyền.
Nhà tù để giam giữ phạm nhân bị xét xử hình sự.
Nhà trừng giới để giam giữ những người bị kết án tù giam dưới 1 năm 1 ngày.
Nhà thụ án để giam giữ những người bị kết án tù giam trên 1 năm.
Nhà cầm cố hành chính để giam giữ những người bản xứ và người á kiều vi phạm quy định địa phương liên quan đến việc nộp thuế thân và các khoản thu của thuộc địa, của tỉnh và của làng xã.
Ngoài ra, các bị cáo và binh lính cũng như lính hải quân bị kết án về nguyên tắc phải thụ án tại nhà lao trung ương cho tới khi chính quyền quân sự cho xây dựng nhà tù đặc biệt.
Các tù nhân dân sự hay quân sự người Âu  bị kết án trên 6 tháng tù giam được chuyển về Pháp nhưng với điều kiện chính quyền và quan chưởng lí, chánh sở tư pháp đồng thuận.
Các nhà lao trung ương ở Sài Gòn, Hà Nội, Phnompenh và Viên chăn còn tiếp nhận:
1.     Các phạm nhân tội mắc nợ theo luật, sắc lệnh và nghị định về câu giam đối với người bản xứ và Á kiều;
2.     Những người bị các tòa án Nam (Tòa án bản xứ) kết án chuyển đến Sài Gòn, Hà Nội, Phnompenh để di lí về Hà Nội, Phnompenh hoặc Viên Chăn để thụ án.
Điều 3. Các nhà tù Hải Phòng, Đà Nẵng và nhà tù các tỉnh cũng dùng để làm nhà tạm giam, nhà trừng giới và giam giữ các hạng tù nhân như nhà lao trung ương Hà Nội và Sài Gòn. Tuy nhiên, Nhà tù Hải phòng chỉ giam giữ các phạm nhân bị kết án tù giam từ 1 ngày đến 1 năm 1 ngày và phải di chuyển các phạm nhân bị kết án tù giam trên 1 năm 1 ngày đến nhà lao trung ương Hà Nội khi hết thời hạn kháng án.
Chương II
NhÂn sự
Điều 4.
1.     Giám đốc
Ở Sài Gòn và Hà Nội, giám đốc nhà tù là một trưởng phòng của chính quyền cấp kì hoặc của Phủ Thống sứ/Thống đốc; ở các thành phố và các tỉnh, quan cai trị - đốc lí hoặc một viên quan khác do thống đốc hoặc thống sứ chỉ định hoặc quan cai trị tỉnh trưởng đảm nhiệm chức vụ giám đốc.
Điều 5. Hoạt động của giám đốc nhà tù giống như người đứng đầu của một công sở gồm tất cả các công việc do giám đốc chịu trách nhiệm. Ngoài ra, giám đốc còn chịu trách nhiệm về việc thông tin. Giám đốc phải đảm nhiệm việc thi hành quy chế của nhà lao trung ương và của cảnh sát. Tối thiểu mỗi tuần 1 lần, giám đốc phải đến nhà tù để xem xét tình hình công việc cả về tinh thần và vật chất đồng thời tiếp nhận các khiếu nại của phạm nhân.
Giám đốc nhà tù thỏa thuận với tư lệnh quân đội phụ trách canh gác bên ngoài nhà tù để ấn định về lực lượng gác cổng, số lượng và vị trí viên chức cũng như lính gác. Trong các trường hợp hỏa hoạn hoặc có bạo loạn, giám đốc cũng có thể yêu cầu chính quyền quân sự bổ sung lực lượng lính gác hoặc tăng cường ở cổng ngoài hoặc hỗ trợ giám ngục (gardien) ở bên trong.
Giám đốc báo cáo thông tin cho thống đốc hoặc thống sứ trong các trường hợp cần trưng dụng lực lượng quân đội để thiết lập trật tự.
Trường hợp tù vượt ngục, có ý định phá, vượt ngục hoặc bạo lực cần phải truy đuổi, giám đốc phải lập biên bản sự việc và báo cáo cơ quan tư pháp.
Theo đề nghị của giám ngục trưởng (gardien – chef), giám đốc chỉ định các phạm nhân làm các công việc đặc biệt trên trong nhà tù. Các y tá phụ trong số các phạm nhân cũng do giám đốc chỉ định theo ý kiến của bác sĩ nhà tù.
Không một phạm nhân nào được cha mẹ thăm nuôi khi chưa được phép của giám đốc.
Điều 6.
Giám đốc tuyên bố các hình thức kỉ luật đối với các từ nhân theo quy định. Chỉ giám đốc mới có thể cho dừng các hình phạt theo báo cáo của giám ngục trưởng. Các quyết định kỉ luật được ghi trong một cuốn sổ đặc biệt gồm các nội dung: tên, số tù nhân bị phạt, hình thức phạt, thời gian bị phạt, ngày bắt đầu và ngày kết thúc hình phạt.
Điều 7. Giám đốc phê chuẩn, sửa đổi và từ chối các đề nghị của giám ngục trưởng, quan lục sự, bác sĩ về các công việc họ phụ trách theo quy định.
Giám đốc cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc quản lí, an ninh cũng như các dự án xây dựng, duy tu nhà cửa. Theo chức trách, giám đốc cho thi công khẩn cấp các công trình đảm bảo an ninh mà nếu trì hoãn có thể tạo thuận lợi cho việc vượt ngục.
Mỗi lần sửa đổi giao kèo, giám đốc phải xem xét những chỗ cần phải sửa sang.
Giám đốc còn chịu trách nhiệm về các công việc sau:
- Hàng tháng kiểm tra quy của nhà tù, kiểm tra số tù và các sổ sách khác;
- Kiểm tra thư từ đi, đến của tù nhân;
- Lãnh đạo công việc của các giám ngục thông qua giám ngục trưởng và thực hiện quy định về các công việc nói trên.
Tất cả nhân viên của nhà tù đều dưới quyền quản lí của giám đốc. Các nhân viên được giao thực hiện các công việc phù hợp với kiến thức của họ và ngoài ra họ thực hiện các công việc thường ngày khác khi được yêu cầu hợp tác.
Không một nhân viên nào được phép vắng mặt khi không được phép của giám đốc. Trong trường hợp khẩn cấp, giám ngục trưởng có thể cho phép vắng mặt nhưng giám ngục trưởng phải báo cáo với giám đốc sớm. Nhân viên vắng mặt hơn 8 ngày phải được sự cho phép của thống đốc hoặc thống sứ.
Việc kỉ luật đối với nhân sự đang tại nhiệm ở nhà lao trung ương được áp dụng theo các văn bản có liên quan.
Điều 8. Giám đốc đặc biệt chịu trách nhiệm về các việc liên quan đến công việc của tù nhân và việc thi hành nội quy nhà tù.
Điều 9. Giám đốc trình thống đốc hoặc thống sứ báo cáo hàng tháng về hoạt động diễn ra trong tháng của tù nhân và về công việc của giám ngục, về công việc chính xác của các phạm nhân và về tổng thể công việc của nhà tù nói chung.

2.     Lục sự - kế toán
Điều 10. Viên quan lục sự nhà tù hay nhà lao trung ương giữ chức danh “lục sự - kế toán”. Với chức danh lục sự, dưới quyền chỉ đạo của giám đốc nhà tù, nhân viên này đặc biệt chịu trách nhiệm chủ trì phân phát lương thực; giữ các sổ sách liên quan đến số tù, bản trích lục các quyết định, phán quyết kết án nộp tại phòng lục sự cũng như các nghị định và văn bản khác về đơn vị; ghi chép diễn biến về việc phóng thích, di chuyển, tử vong của tù nhân vào các cuốn sổ tù, sổ đăng kí tù nhân và các sổ khác;  báo cáo tình hình hàng ngày về phạm nhân án hình sự; lập và xác nhận các phiếu nhận xét tù nhân hàng tháng và 6 tháng để giám đốc kí xác nhận; sắp xếp giấy tờ của nhà tù.                      
Dưới sự giám sát và quản lí của giám đốc nhà tù, quan lục sự - kế toán phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kế toán vật phẩm, lập bảng lương và phụ cấp cho nhân sự của nhà tù và phụ trách quỹ giữ khoản tiền tồn lưu và tiền lương tù nhân.
Điều 12. Không một khoản tiền nào được chi cho cá nhân từ khoản tiền lương tù nhân khi chưa được phép của giám đốc nhà tù. Các khoản chi khấu vào tiền tồn lưu được thực hiện tùy tình huống hoặc chi bằng ngân phiếu hoặc bằng phiếu phân phát do giám đốc kí quyết định.
Điều 13. Quan lục sự - kế toán chịu trách nhiệm về các đồ quý giá thuộc về các tù nhân và giữ một cuốn sổ tồn căn.
3.     Tham tá lục sự
Điều 14. Tham tá lục sự khi được chỉ định không có thẩm quyền về hành chính. Tham tá lục sự được đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của quan lục sự -kết toán. Tham tá lục sự chuyên phụ trách về các loại sổ sách sau:
- Giữ sổ đăng kí tù nhân;
- Chép các nghị định, thông tư và quy định của chính quyền cấp trên cũng như quyết định của giám đốc nhà tù vào các cuốn sổ của nhà tù;
- Ghi các khoản tiền lương của tù nhân vào sổ;
- Ghi chép sổ sách cá nhân;
- Đảm nhiệm việc chuyển các bảng kê và các văn bản định kì do quan lục sự kế toán lập.
Điều 15. Viên lục sự có thể thay thế quan lục sự - kế toán trong trường hợp viên quan này vắng mặt hoặc bận việc. Trường hợp viên lục sự vắng mặt hoặc bận việc, giám đốc nhà tù có thể chỉ định một giám ngục hoặc một văn sĩ thay thế.
4.     Giám ngục trưởng
Điều 16. Dưới quyền giám đốc nhà tù, giám ngục trưởng phụ trách các công việc sau:
- Đảm nhiệm việc canh gác tù nhân, duy trì trật tự và kỉ luật, đảm bảo vệ sinh trong phạm vi nhà tù;
- Theo dõi xem xét các điều khoản quy định trong tập điều kiện và áp dụng chính xác biểu giá nhân công.
- Chỉ đạo tất cả các công việc cụ thể của nhà tù.
Giám ngục trưởng thường xuyên ở trong nhà tù. Giám ngục trưởng không được cho tù nhân trừ các đối tượng theo quy định tại điều 101 của nghị định này vào nhà ở của mình trong bất cứ trường hợp nào hay lí do nào. Không một người thân nào của giám ngục trưởng được vào trong sân, xưởng, trạm xá hay các nơi khác trong có tù nhân.
Điều 17. Dưới quyền giám ngục trưởng là các giám ngục người Âu và người bản xứ các hạng. Giám ngục trưởng giám sát việc thực hiện kỉ luật của các giám ngục. Hàng ngày, giám ngục trưởng điểm danh giám ngục. Hàng tuần, giám ngục trưởng kiểm tra vũ khí của các giám ngục và báo cáo bằng văn bản lên giám đốc nhà tù về những thất thoát, hỏng hóc vũ khí và chỉ ra nguyên nhân của việc này. Giám ngục trưởng đi tuần quanh nhà tù ngày đêm và thường xuyên hơn nếu thấy cần thiết; thường xuyên đến bữa ăn của tù nhân để biết được tù nhân có được cấp toàn bộ khẩu phần ăn hay không. Giám ngục trưởng chịu trách nhiệm về những biển thủ có thể xảy ra. Khi phân phát đồ ăn giám ngục trưởng phải có mặt và giám sát chất lượng và khối lượng thức ăn.
Điều 18. Ngoài việc canh gác các tù nhân và đảm bào trật tự được giao phụ trách, giám ngục trưởng chịu trách chăm lo công việc vệ sinh và tham gia thực hiện các quy định về an ninh và vệ sinh. Trong trường hợp có bạo động, hỏa hoạn, giám ngục trưởng có thể trưng dụng lực lượng quân sự vào các vị trí canh gác nếu giám đốc nhà tù vắng mặt.
Điều 19. Giám ngục trưởng điểm danh tù nhân 2 lần mỗi ngày. Các tù nhân trong xà lim và trong ngục tối sẽ được thị sát tối thiểu 1 lần mỗi ngày.
Hàng ngày, giám ngục trưởng tự mình hoặc với sự hỗ trợ của nhân viên dưới quyền nắm bắt tình hình các phòng và nhà ăn. Giám ngục trưởng cũng cho thị sát các cửa kính và cửa sắt và đảm bảo không có vật gì để phạm nhân có thể dùng để vượt ngục. Hàng tuần, giám ngục trưởng lập bảng phân công công việc trình giám đốc nhà tù kí và để bảng phân công này ở vị trí cho các giám ngục dễ nhìn thấy. Giám ngục trưởng xác nhận giấy xin phép của các giám ngục và trả lại họ sau khi đã trình lên giám đốc nhà tù.
5.     Giám ngục
Điều 20. Giám ngục thực hiện việc giám sát các khu giam giữ. Giám ngục trưởng giám sát toàn bộ nhà tù. Giám ngục tuân theo mệnh lệnh của giám đốc nhà tù và giám ngục trưởng và tham gia theo dõi và thực hiện các quy định của nhà tù và các mệnh lệnh liên quan đến công viện. Giám ngục báo cáo các vi phạm của các giám thị và phạm nhân cho giám ngục trưởng.
Các giám ngục được giao giám sát và canh phạm nhân phải thường xuyên theo dõi sát sao. Giám ngục chịu trách nhiệm về những vi phạm quy định của nhà tù của các phạm nhân cũng như những hư hỏng về nhà cửa và những thiệt hại về quần áo, chăn chiếu do phạm nhân gây ra nếu do thiếu giám sát hoặc do biết sự việc mà không báo cáo ngay giám ngục trưởng. Giám ngục trưởng cũng phải chịu trách nhiệm như vậy nếu không báo cáo sự việc với giám đốc nhà tù. Giám ngục tuân theo mệnh lệnh của giám ngục trưởng hoặc người thay thế giám ngục trưởng.
Điều 21. Các giám thị người bản xứ tham gia các công việc chung của nhà tù. Ngày cũng như đêm, các giám thị trợ giúp giám ngục người Âu. Tuy nhiên, giám thị chịu trách nhiệm giám sát việc lao dịch trong nhà tù. Giám thị phải ăn mặc nghiêm chỉnh và không được có bất kì mối quan hệ bất thường nào với các phạm nhân. Cấm các giám thị mở của các phòng giam. Giám thị phải đợi giám ngục người Âu là người chịu trách nhiệm về việc này (việc mở cửa phòng giam).
Điều 22. Các giám ngục và giám thị được giám đốc nhà tù phân chia theo yêu cầu công việc và theo đề xuất của giám ngục trưởng. Tất cả phải được huấn thị đặc biệt khi vào vị trí giám sát.
Điều 23. Các khu giam giữ nữ phạm nhân chỉ do phụ nữ giám sát. Nữ nhân viên chịu trách nhiệm về các công việc giống như giám ngục đối với khu nam phạm nhân. Trường hợp nữ phạm nhân bị kết án khổ sai được áp dụng chế độ theo điều 8 Sắc lệnh ngày 26 tháng 10 năm 1914.
Điều 24. Nữ giám thị cũng nhận mệnh lệnh của giám ngục trưởng giống như các giám ngục. Giám ngục trưởng là người duy nhất trong số các nhân viên của nhà tù có quyền vào các khu giam giữ nữ phạm nhân trong trường hợp đặc biệt phải báo cáo thống đốc hoặc thống sứ hoặc giám đốc nhà tù.
Điều 25. Các giám ngục được giám đốc cho phép vào khu giam giữ nữ phạm nhân hoặc do yêu cầu công việc được theo dõi đúng mực và không được phép có bất kì mối quan hệ khác thường nào với các nữ phạm nhân.
Giám ngục dù ở ngạch bậc nào có quan hệ bất chính với nữ phạm nhân hoặc cho phép nam phạm nhân liên hệ với nữ phạm nhân bị cách chức.
Giám ngục bị treo chức và cắt lương ít nhất 1 tháng nếu biết việc quan hệ này mà không ngăn chặn hoặc không tố giác ngay.
Trẻ nhỏ tuổi được giữ lại cho mẹ chăm sóc đến 4 tuổi.
Chương III
Điều khoản chung về nhân sự các cơ sở nhà tù
Điều 26. Giám ngục người Âu ở trong nhà tù hoặc các khu công trình phụ của nhà tù nhiều nhất có thể. Gia đình giám ngục, chỉ bao gồm các ông bà và con cháu, được phép vào ở cùng với họ.
Tuy nhiên, trong bất kì trường hợp hay lí do nào, giám ngục không được cho phép phạm nhân không phải là những người dùng cho công việc vào nhà ở của họ mà không được phép đặc biệt của giám đốc hoặc giám ngục trưởng nếu giám đốc vắng mặt. Không một thành viên nào trong gia đình giám ngục được vào trong sân trại giam, xưởng, bệnh xá, nhà ăn hay các nơi có phạm nhân trừ trường hợp có liên quan đến vợ của giám ngục làm nhiệm vụ nữ giám ngục. Cấm giám ngục tiếp người lạ trong nhà ở trong tù từ 21h đến 5h30 và làm ồn gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của các giám ngục từ kể 21h và từ 11h đến 14h. Giám ngục không được tiếp cha mẹ phạm nhân dù là người Âu hay người bản xứ tại nhà với bất kì lí do nào.
Nhà ở phải được chiếu sáng ban đêm. Nếu không có điện, chính quyền sẽ cấp đèn bộ hoặc đèn dầu để đảm bảo việc chiếu sáng.
Người than giám ngục được phép ở trong nhà tù mà gây mất trật tự hoặc không nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của nhà tù sẽ bị giám đốc cho ra khỏi nhà tù.
Điều 27. Giám ngục chính và giám ngục thường không được phép phạt các phạm nhân. Họ không được dùng bạo lực đối với phạm nhân và chỉ được dùng vũ khí trong trường hợp nổi loạn hoặc để tự vệ hợp pháp nếu không sẽ bị cách chức và không trừ các truy tố nếu có.
Điều 28. Giám ngục trưởng và các giám ngục được giao việc giám sát và thực hiện nhiệm vụ trong nhà tù không bao giờ được biển thủ vì bất kì động cơ nào và hay công việc nào bên ngoài. Các nhân viên này không được đảm nhiệm bất kì nhiệm vụ nào khác.
Điều 29. Giám ngục người Âu và các giám thị người bản xứ chỉ có thể vắng mặt, ngay cả trong chốc lát, theo giấy nghỉ phép hoặc giấy phép của giám đốc hoặc giám ngục trưởng nếu công việc cho phép.
Việc nghỉ phép trên 8 ngày do thống đốc hoặc thống sứ quyết định.
Điều 30. Tại các nhà tù cấp tỉnh, chính quyền cấp tỉnh chỉ định một nhân viên chuyên chịu trách nhiệm về các công việc của giám ngục trưởng và quan lục sự-kế toán.
Điều 31. Cấm tất cả nhân viên, giám ngục:
- Dùng phạm nhân vào việc riêng hoặc giúp đỡ phạm nhân làm việc trừ các trường hợp đặc biệt được cho phép theo nghị định này;
- Nhận quà biếu hay bất kì thứ gì từ phạm nhân hoặc người ủng hộ phạm nhân;
- Làm hộ phạm nhân bất cứ việc gì và mua bán cho họ bất cứ thứ gì.
- Dùng các tên miệt thị hay ngôn ngữ thô lỗ hoặc thân mật. Giám ngục chỉ được nói và trả lời phạm nhân về công việc.
- Ăn, uống với phạm nhân hoặc người nhà, bạn bè hay người thăm phạm nhân. Về phạm nhân mặc tội nợ nần, điều cấm này được áp dụng là các giám ngục không được cho người khác vào nhà ở dùng bữa trong bất kì trường hợp nào.
- Tạo thuận lợi hoặc cho phép liên hệ trao đổi, mọi hình thức liên hệ bất thường giữa các phạm nhân hay với bên ngoài cũng như việc đưa đồ ngoài quy định và đặc biệt đồ dùng, đồ ăn, đồ uống v..v…
- Hành động trực tiếp hay gián tiếp làm ảnh hưởng đến khả năng bào chữa hoặc việc lựa chọn luật sư bào chữa của phạm nhân, bị can hay bị cáo;
- Kích động hoặc tạo thuận lợi cho việc kéo dài thời gian ở nhà tù cho các phạm nhân phải di chuyển hoặc đi lao dịch trong hoặc ngoài nhà tù.
Tất cả các vi phạm những điều cấm trên sẽ được xử phạt theo quy định tuy từng trường hợp.
Điều 32. Giám ngục và giám thị chịu trách nhiệm về các vụ vượt ngục do sự chểnh mảng hoặc không tuân thủ quy định và mệnh lệnh không trừ các truy tố áp dụng theo điều 237 và theo Bộ Luật hình sự.
Điều 33. Tất cả nhân viên, giám ngục hay giám thị say rượu khi làm việc sẽ bị cách chức.
Điều 34. Bất kì vào giờ nào ngày hoặc đêm, giám ngục trưởng hoặc người thay thế giám ngục trưởng giao các tù nhân được chỉ định chuyển nhà tù cho những người phụ trách áp giải. Những người áp giải phải mang theo giấy tờ của các cơ quan có thẩm quyền. Cùng lúc đó, giám ngục trưởng giao cho các nhân viên này các bản trích lục bản án và các giấy tờ có liên quan đến tù nhân. Giám ngục trưởng cũng phải trao cho họ các khoản tiền dành dụm, đồ trang sức và các vật có giá trị của tù nhân được di chuyển, đồng thời giao cả các bản kê trích từ cuốn sổ đặc biệt về việc này. Cấm giám ngục trưởng cho phạm nhân bị bệnh nặng đi mà không được khám bệnh.
Nữ tù nhân mang thai có xác nhận của bác sĩ được ở lại nhà lao trung ương.
Nữ tù nhân đang cho con bú theo ý kiến bác sĩ cũng được ở lại nhà lao trung ương.
Điều 35. Trường hợp có tù nhân bị chết, giám ngục trưởng phải ghi chú bên lề phiếu tù và báo lên đốc lí hoặc quan cai trị tỉnh trưởng, tư lệnh, nếu tù nhân là binh lính, và sở căn cước. Giám ngục trưởng phải gửi kèm thông tin về nơi cư trú cuối cùng của tù nhân.
Ngoài ra, giám ngục trưởng còn phải thông báo với cơ quan tư pháp việc tù nhân, bị can hay bị cáo bị chết cũng báo cho cơ quan chức năng nếu là tù nhân hành chính.
Điều 36. Nếu có vụ tự sát hoặc chết do bạo lực, giám đốc nhà tù theo báo cáo của giám ngục trưởng yêu cầu ngay cảnh sát tư pháp can thiệp theo các điều khoản 48, 49 và 50 của Bộ luật Dự thẩm hình sự. Trường hợp có dịch bệnh phải báo ngay với bác sĩ phụ trách y tế của nhà lao trung ương và chính quyền trung ương. Các điều khoản quy định về cách li người bệnh, di tán một phần hoặc toàn bộ phạm nhân cho cơ quan hữu quan và cơ quan y tế thực hiện để tránh hoặc dập khả năng lây lan.

Chương IV
Kỉ luật và nội quy áp dụng đối với các hạng tù nhân
Điều 37. Tù nhân, bị can, bị cáo và người bị kết án được giam giữ riêng biệt theo từng hạng.
Các bị can và bị cáo ở tù lần đầu tiên được giam giữ càng cách li với các phạm nhân vào trước càng tốt.
Các thường phạm và phạm nhân là binh lính hay hải quân cũng được giam cách li như trên.
Những người bị tòa tiểu hình hoặc hình sự kết án dưới 1 năm 1 ngày tù giam được giam giữ tại khu nhà trừng giới. Những phạm nhân bị kết án trên 1 năm được giam trong khu nhà thụ án hoặc nhốt cùng các phạm nhân thụ án đồ (réclusion), án lưu (rélégation), án khổ sai cho đến khi được chuyển đến chỗ thụ án. Các phạm nhân chịu án khổ sai khi chuyển qua nhà lao trung ương có thể lao động tại các xưởng. Các phạm nhân án trên 1 năm và án khổ sai thường xuyên cách li với các tù nhân khác. Các phạm nhân chịu án đồ được áp dụng chế độ quy định tạo Sắc lệnh ngày 20 tháng 10 năm 1914.
Các tù nhân người Âu và quốc tịch Âu được giam khu riêng biệt cũng như các chính trị phạm (tù nhân chính trị) theo chế độ quy định tại điều 4 Sắc lệnh lệnh ngày 20 tháng 10 năm 1914.
Tù nhân trong mỗi hạng trên được giam giữ riêng biệt theo giới tính.
Chỉ các tù nhân cùng hạng mới được phép vào cùng nhà giam và cùng xưởng thợ.
Nếu không có các nhà giam riêng biệt cho từng hạng tù nhân thì giờ đi dạo (ngoài phòng giam) của phạm nhân các hạng được bố trí đan xen.
Điều 38. Nếu nhà tù không có điều kiện giam riêng các hạng tù nhân như đã đề cập ở điều trên, các tù nhân cũng phải được cách li càng nhiều càng tốt giữa các nhóm quy định như sau:
- Các bị can của nhà tạm giam và các phạm nhân do quan biện lí thụ lí án;
- Các bị cáo, bị can đang yêu cầu lên tòa phá án hoặc kháng án của tòa tiểu hình;
- Những phạm nhân bị kết án từ 1 năm 1 ngày tù giam; phạm nhân với tội danh nợ  nhà nước;
- Phạm nhân bị kết án trên 1 năm, phạm nhân thụ án đồ (réclusion), án lưu (rélégation) hoặc án khổ sai;
- Tù nhân tuổi dưới 21 đang chở chuyển đến một thuộc địa để giam giữ, cải tạo;
- Phạm nhân với tội nợ cá nhân và phá sản;
- Tù nhân là binh linh hoặc hải quân giam giữ tạm chờ chuyển đi.
Điều 39. Các tù nhân trẻ tuổi [vị thành niên]bị giam giữ tại nhà lao trung ương chở chuyển đến một thuộc địa giam giữ hoặc cải tạo phải được cách li hoàn toàn cả ngày và đêm với các tù nhân trưởng thành.
Điều 40. Không có ghi chú nào trên sổ ghi số tù ở nhà tù giam giữ phạm nhân cải tạo tuổi vị thành niên.
Giám ngục trưởng chứng minh tính pháp lí của việc giam giữ băng việc đưa ra lệnh bắt hoặc điều chỉnh của chánh tòa dân sự.
Điều 41. Các phạm nhân với tội danh nợ nhà nước về hình sự hoặc tiểu hình áp dụng hình phạt theo các quy định kỉ luật đối với những người bị kết án nhưng không phải lao động cũng không phải mặc trang phục tù nhân hình sự.
Tù nhân với tội danh nợ phạt vi cảnh và phá sở cũng được áp dụng các quy định về kỉ luật đối với các bị can và bị cáo.
Điều 42. Tất cả các tù nhân phải nghe lời các viên chức và nhân viên có thẩm quyền của nhà tù về những quy định phải thực hiện.
Điều 43. Tất cả các tù nhân bị lục soát tại cổng nhà tù, bị thẩm vấn và dẫn vào nhà tù. Tù nhân cũng có thể bị lục soát trong quá trình giam giữ hoặc thường xuyên hơn nếu giám đốc hoặc giám ngục trưởng cho là cần thiết.
Phạm nhân là phụ nữ do người cùng giới tính lục soát.
Điều 44. Tù nhân không được mang theo bất kì vật gì quý cũng như tiền bạc trừ nhẫn cưới.
Khoản tiền tù nhân mang theo cũng như sách vở, báo chí, đồ trang sức và đồ có giá trị khác do giám ngục trưởng giữ lại tại phòng lục sự và trả lại cho gia đình phạm nhân được họ đồng ý. Thuốc lá, diêm, giấy, bút lông, bút chì, dao và các vật dụng sắc, sách không được phép, báo chí và các đồ dùng bị cấm tìm thấy trong phòng giam được mang lại cho giám ngục trưởng để nộp vào phòng lục sự.
Ngay lập tức giám ngục trưởng cho ghi chép số tiền hoặc giá trị đồ vào các cuốn sổ theo quy định của điều 13.
Điều 45. Các đồ vật được mang vào hoặc gửi từ bên ngoài cho tù nhân đều phải được kiểm tra.
Tóm lai, trừ các trường hợp được phép trong nhà tù, các luật sư hoặc công chức cấp bộ thực hiện chức trách trong nhà tù, tất cả các nhân viên phục vụ đều phải trình giám ngục kiểm tra các đồ mang vào cho tù nhân.
Cần phải báo cáo về các đồ vật cũng như tiền tìm thấy trên người tù nhân hoặc được gửi từ ngoài vào hay do người thăm nuôi mang đến với chính quyền hành chính và cơ quan tư pháp nếu là chứng cứ của bị cáo.
Điều 46. Cấm tù nhân mọi hạng kêu, hát, gọi và nói chuyện to, cấm tụ họp ồn ào, nói chung là tất cả các hành động của cá nhân hay tập thể gây mất trật tự. Cấm tù nhân khiếu nại tập thể. Ngoài ra, tù nhân buộc phải giữ trật tự trừ các trường hợp cần thiết khi cần làm việc tại các xưởng.
Điều 47. Đối với những tù nhân không làm việc trong xưởng, việc đi dạo (ngoài phòng giam) được phép ở trong sân đối với tù nhân người bản xứ và trong hành lang đối với tù nhân người Âu vào giờ do giám đốc nhà tù quy định. Tù nhân xếp hàng đứng cách nhau hoặc theo mốc đánh dấu để tránh nhầm lẫn hoặc theo cách tương tự mà giám ngục trưởng cho là cần thiết trình lên giám đốc nhà tù. Các bị can và bị cáo buộc phải đi dạo ngoài phòng giam trong mọi trường hợp, tuy nhiên trừ phi việc đi dạo này được cho là không cần thiết đối với sức khỏe của tù nhân.
Điều 48. Cấm các loại trò chơi. Việc tập luyện cần thiết cho sức khỏe của tù nhân phải được phép của Thống đốc hoặc Thống sứ theo đề nghị của giám đốc nhà tù.
Điều 49. Việc buôn bán, trao đổi thực phẩm hay đồ uống giữa các tù nhân bị cấm.
Điều 50. Mỗi tù nhân phải tự dọn giường ngủ và giữ gìn phòng ngủ hoặc chỗ được phân trong phòng ngủ sạch sẽ.
Xưởng, phòng ăn, phòng ngủ, hành lang, nói chung là nhưng nơi sinh hoạt chung cho tất cả tù nhân cùng hạng do các tù nhân theo chỉ định của giám ngục trưởng quét dọn.
Điều 51. Mỗi tù nhân chịu trách nhiệm về nhưng thiệt hại do mình gây ra cũng như về việc làm mất hoặc hỏng đồ dùng được giao. Tất cả các tù nhân trong phòng hay xưởng chịu trách nhiệm tập thể về thiệt hại gây ra cho đến khi tìm được người phạm lỗi.
Điều 52. Cấm tù nhân vẽ, vạch hay đóng đinh, chốt lên tường, cấm bôi cứt đái lên tường, cấm vứt bất cái gì trong sân, phòng giam hay đục lỗ trên tường và dưới nền đất. Tất cả các tù nhân cùng phòng, sân hay phòng giam buộc phải chịu trách nhiệm tập thể về các lỗi vi phạm từng nào người gây lỗi được phát hiện.
Điều 53. Trừ trường hợp có giấy phép đặc biệt của giám đốc nhà tù, các tù nhân không được mang theo bất kì dụng cụ nguy hiểm nào.
Điều 54. Nếu có sẵn vị trí cho phép làm phòng đặc biệt cho tù nhân tụ họp ban ngày thì tù nhân không được vào phòng ngủ khoảng thời giữa giờ mặt trời mọc và lặn [ban ngày].
Điều 55. Việc điểm danh tù nhân được thực hiện vào giờ đi ngủ và giờ thức dậy.
Giám ngục trưởng và các giám ngục trong mỗi khu vực phải đảm bảo sự có mặt của tù nhân bằng việc điểm quân số và kiểm soát dựa vào danh sách tù nhân theo phòng hoặc theo xưởng.
Điều 56. Số lượng lần đi tuần đêm và cách kiểm soát việc tuần đêm do giám đốc mỗi nhà tù quy định không trừ các biện pháp đặc biệt có thể sử dụng tại nhà tù giam giữ phạm nhân nguy hiểm.
Điều 57. Không người nước ngoài nào được vào thăm nhà lao trung ương trừ khi có giấy phép đặc biệt của Thống đốc hoặc Thống sứ.
Điều 58. Giấy phép thăm phạm nhân do chính quyền hành chính cấp. Quan Tổng biện lí, quan biện lí, quan bồi thẩm, Chánh hội thẩm cho phép việc thăm các bị can, bị cáo. Trừ trường hợp trì hoãn đối với các phạm nhân đang bị cấm hoặc bị phạt đối với một số trường hợp đặc biệt, giấy phép đã cấp và trình cho giám ngục trưởng phải có dấu hiệu (caractère d’ordre) để dựa vào đó quyết định trường hợp buộc phải trình chính quyền cấp trên trước trừ trường hợp được phép bằng văn bản của thống đốc hoặc thống sứ và theo thẩm quyền của cơ quan tư pháp liên quan đến các bị can và bị cáo. Người phục vụ được chỉ được giao tiếp với phạm nhân ở trong nhà tù với sự có mặt của giám ngục.
Phạm nhân khác giới tính không được có mặt cùng một thời điểm trong nhà tù. Phạm nhân các hạng khác nhau cũng áp dụng quy định cấm như vậy.
Các bị can, bị cáo và tù nhân với tội mắc nợ hoặc phá sản có thể được thăm nuôi mỗi tuần một lần; những người bị kết án được thăm nuôi một tháng một lần. Ngày thăm tù nhân, thời gian và thời điểm thăm nuôi đối với các phạm nhân được giám đốc nhà tù quyết định. Không cho phép tù nhân ăn uống với người đến thăm trong bất cứ trường hợp nào.
Điều 59. Các luật sư và quan chức cấp bộ được phép giao tiếp với các phạm nhân khi thực thi chức trách tại một nơi đặc biệt và thời gian quy định. Các quan chức này phải khai tư cách với giám ngục trưởng hoặc người thay thế giám ngục trưởng. Ngoài ra, luật sư bào chữa phải trình một bức thư của tổng biện lí hoặc chánh tòa được cử làm người biện hộ hoặc một giấy xác nhận của quan dự thẩm hoặc giấy phép của quan biện lí hoặc Tổng biện lí trong các trường hợp khác.
Điều 60. Tất cả các trao đổi và điều kiện phù hợp với các điều khoản của nghị định này được áp dụng cho các bị can và bị cáo để bào chữa hoặc chọn luật sư bào chữa. Danh sách các luật sư bào chữa đang hành nghề ở thuộc địa được dán tại các nhà giam hoặc khu vực giam giữ của phạm nhân.
Điều 61. Tù nhân chỉ được viết thư mỗi tuần 1 lần và ưu tiên vào chủ nhật trừ trường hợp có sự cho phép đặc biệt của giám đốc. Các bị can, bị cáo được viết thư các ngày trong tuần. Tất cả thư từ được để trong phong bì ghi địa chỉ người nhân không được có dấu hiệu ở ngoài.
Không một tù nhân nào được phép liên hệ với người thân hoặc người đỡ đầu trừ trường hợp ngoại lệ được giám đốc đồng ý. Cấm tất cả mối quan hệ của các tù nhân với những người bị giam giữ tại các nhà tù khắc và với các bị can, bị cáo trừ khi họ có mối quan hệ họ hàng.
Phạm nhân không được viết bất cứ điều gì không thích hợp hoặc bất chính. Cấm phạm nhân nói chuyện với gia đình về những thứ không liên quan đến cá nhân hoặc nói về việc quản lí nhà tù dù bằng cách nào. Cấm suy nghĩ về chính trị ngay cả chỉ là chuyện phiếm. Phạm nhân nói dối không chỉ bị hủy bỏ thư mà còn bị phạt. Thư từ của các tù nhân nơi chưa có quy định chỉ được gửi đến người nhận phần trích thư. Quy định này không được áp dụng đối với các yêu cầu và khiếu nại của phạm nhân gửi cơ quan hành chính cũng như những tiết lộ với cơ quan tư pháp. Giấy, mực, bút lông để viết thư được cấp phát miễn phí cho tù nhân.
Điều 62. Thư từ đi, đến được giám đốc hoặc giám ngục trưởng đọc và xem xét trừ thư từ do tù nhân gửi cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp hoặc luật sư chịu trách nhiệm bào chữa. Ngoài ra, thư từ do bị can, bị cáo viết hoặc nhận được mà không phải là thư từ của luật sư bào chữa được gửi đến tổng biện lí, biện lí, luật sư bồi thẩm hoặc chánh tòa đại hình.
Thư từ của tù nhân viết cho các cơ quan hành chính và tư pháp phải được giữ bí mật với giám đốc hoặc giám ngục trưởng và phải đăng kí vào sổ đặc biệt theo quy định tại thông tư cấp bộ.
Việc gửi thư từ nói trên không được chậm dù trong trường hợp nào hay vì lí do gì.
Điều 63. Việc mua bán hoặc mượn sách do tù nhân yêu cầu do giám đốc cho phép đối với tất cả các tác phẩm không trong mục lục của nhà tù.
Điều 64. Tất cả những hư hỏng, dơ bẩn, hỏng hóc hoặc của nhà cửa hoặc của đồ đạc hay tranh ảnh, biển hiệu các loại đều được coi là thiệt hại, hư hỏng cần kinh phí sửa chữa.
Giám đốc nhà lao trung ương đánh giá tình hình hư hỏng và số kinh phí cần cho sửa chữa theo báo cáo của giám ngục trưởng và của một nhân viên kĩ thuật đồng thời chú ý tới sinh hoạt thường ngày của tù nhân.
Số tiền khấu trừ từ tổng số tiền lương của tù nhân, tiền giữ tài sản do thống đốc hoặc thống sứ quy định theo đề xuất của giám đốc nhà tù.
Điều 65. Việc vi phạm nghị định này được xử lí kỉ luật theo quyết định giám đốc nhà tù với các hình sau đây:
- Khiển trách;
- Lao dịch nặng nhất không canh gác (hors tour);
- Tước quyền đến căng tin và dùng rượu vang (nếu có);
- Bớt lương thực trừ bánh mì hoặc gạo và nước đối với tù nhân người châu á trong 3 ngày liên tục hoặc hơn;
- Cắt tiền lương 10 ngày mỗi tháng;
- Giam trong xà lim hoặc ngục tối có hoặc không gông cùm tối thiểu 1 đêm, tối đa là 15 ngày liên tục;
- Giam trong trại trừng giới có hoặc không gông cùm ngày và đêm trong 30 ngày liên tục hoặc 60 ngày ngắt dừng 48 giờ sau 30 ngày;
- Giam ngục tối có gông cùm trong 15 ngày liên tục. Tất cả không trừ việc gông cùm bằng biện pháp an ninh và trong những trường hợp quy định tại điều 614 của Bộ luật Dự thẩm hình sự.
Giam trong xà lim trừng giới và ngục tối có gồng cùm trong tối đa 10 ngày cùng với áp dụng chế độ đặc biệt gồm 1 bát canh không thịt, khẩu phẩn bánh mì và đồ uống thường đối với người Âu và người quốc tịch Âu, gồm gạo và nước đối với người người châu Á.
Tù nhân bị xích 2 người với nhau bằng biện pháp kỉ luật hoặc an ninh.
Ngoài ra, giám đốc nhà tù có thể hoãn lại tùy từng trường hợp và dùng biện pháp sau:
- Đi dạo tối đa trong 3 ngày liên tiếp;
- Đọc sách trong tối đa 1 tuần nhưng chỉ khi sách bị xé, sách hỏng hoặc dùng sách trái phép.
- Liên hệ trong tối đa 2 tuần;
- Phạt giam trong xà lim và ngục tối đối với tù nhân và không được thư từ trừ trường hợp gửi cho các cơ quan trong suốt thời chịu phạt;
- Thăm nuôi trong tối đa 1 tháng.
Các hình thức kỉ luật trên cũng như những hạn chế kéo theo được áp dụng cho cả các bị can và bị cáo trừ quyền liên quan đến trao đổi thư từ.
Bị can, bị cáo và các trường hợp tù nhân được khen thưởng được phép hút thuốc hoặc ăn trầu.
Các hình thức xử phạt và hạn chế kể trên do giám đốc hoặc giám ngục trưởng tuyên bố. Giám ngục trưởng phải báo cáo ngay cho giám đốc và kê khai trong một cuốn sổ đặc biệt. Việc xử phạt được áp dụng đối với tù binh giống như tù nhân.
Tuy nhiên, các tù binh vẫn tiếp tục bị chính quyền quân sự xử phạt theo yêu cầu của giám đốc hoặc giám ngục trưởng theo các điều khoản 83 và 85 của thông tri ngày 10 tháng 12 năm 1900.
CHƯƠNG V
CHẾ ĐỘ LƯƠNG THỰC – LAO ĐỘNG CỦA TÙ NHÂN
Điều 66. Thống đốc hoặc thống sứ quy định chế độ lương thực cho tù nhân. Số bữa ăn được quy định là 2 bữa / ngày.
Điều 67. Giá lương thực bổ sung do chính quyền quy định theo biểu giá.
Biểu giá này được án thường xuyên tại các khu giam giữ tù nhân và nhà ăn. Biểu giá được chia làm 2 phần: phần ghi lương thực cho bị can và phần lương thực cho tù nhân.
Các bị can, bị cáo người châu Á cũng có thể mua 500g bánh mì hoặc cơm chín, 1 khẩu phần thịt hoặc cá, rau và hoa quả.
Tù nhân các hạng chỉ có thể mua 500g bánh hoặc khẩu phần cơm, phần rau, trứng, bơ hoặc phô mai và hoa quả. Việc mua bán này chỉ được thực hiện bằng phần tiền lương lao động của tù nhân. Tù nhân được phép mua lương thực ở bên ngoài, 2 lần/tuần đối với tù nhân người Âu và 1 lần/tuần đối với tù nhân người châu Á. Tuy nhiên, các bị can, bị cáo còn được nhận thêm lương thực 1 lần/tuần từ gia đình.
Điều 68. Các bị can, bị cáo người Âu được quyền từ chối lương thực của nhà tù và hàng ngày được lấy thức ăn từng ngoài đưa vào: bánh mì, súp, 2 đĩa hoặc phần hoặc thịt hoặc cá, rau, trứng, bơ, phô mai, sữa hoặc trái cây; 75cl rượu vang hoặc 1 lít bia hoặc rượu táo. Trong trường hợp này, bị can và bị cáo không thể yêu cầu thực phẩm bổ sung.
Các bị cáo, bị can người bản xứ cũng có quyền trên nhưng chỉ trong 2 ngày mỗi tuần trừ đồ uống ngoài nước trà.
Điều 69. Tù nhân tội mắc nợ trong các trường hợp theo luật định được coi như bị can, bị cáo về chế độ lương thực. Tiền thức ăn cho tù nhân được chi từ Ngân khố.
Phạm nhân tội giết người, tội vi phạm pháp luật chung được áp dụng chế độ đối với những người bị kết án.
Điều 70. Cấm tuyệt đối những người đã bị kết án dùng rượu vang, rượu táo, bia và nói chung là các loại đồ uống có cồn hoặc lên men.
Tuy nhiên, những tù nhân được khen thưởng vì hạnh kiểm tốt hay kết quả lao động tốt có thể được uống nhưng không quá 30cl mỗi ngày.
Việc sử dụng rượu trắng hay đồ uống có cồn cũng bị cấm đối với các bị can và bị báo giống như đối với các tù nhân bị kết án.
Binh lính hay lính hải quân bị kỉ luật bỏ tù cũng được coi như tù nhân về chế độ lương thực, xử phạt và đi dạo.
Điều 71. Cấm phạm nhân và tù nhân trẻ tuổi hút thuốc, ăn trầu dưới mọi hình thức trừ trường hợp quy định tại điều 65.
Theo đề nghị của giám đốc và ý kiến của ban giám thị, thống đốc quyết định việc thu bị can, bị cáo lại nếu không chỗ giam riêng tù nhân và bị can, bị cáo hoặc trường hợp có hỏa hoạn nguy hiểm. Cấm tuyệt đối sử dụng thuốc phiện trong tất cả các nhà tù.
Điều 72. Bị can, bị cáo giữ quần áo của họ trừ phi có lệnh khác của cơ quan hành chính vì trật tự hoặc vệ sinh hoặc của cơ quan tư pháp để phục vụ dự thẩm.
Bị can, bị cáo có thể lấy quần áo theo nhu cầu từ bên ngoài bằng tiền của họ.
Điều 73. Cá nhân bị kết án 6 ngày tù giam trở xuống không phải mặc quần áo tù nhân. Tuy nhiên họ có thể yêu cầu việc này.
Người bị kết án trên 6 ngày tù giam phải mặc quần áo tù trừ trường hợp được miễn do bác sĩ nhà tù cho phép.
Điều 74. Trang phục nhà tù do thống đốc hoặc thống sứ quy định. Quần áo đang mặc do nhà tù giữ gìn.
Điều 75. Chính quyền có thể cho phép tù nhân mặc thêm quần áo vì lí do vệ sinh và sức khỏe với điều kiện không được thay đổi diện mạo chung của quần áo tù.
Điều 76. Quần áo tù nhân đưa đi giặt, khử trùng, gắn nhãn, kiểm kê và cho vào kho để tra lại cho tù nhân. Các quy định sau được điều chỉnh bởi các thông tư đặc biệt.
Điều 77. Tất cả tù nhân khi vào tù đều phải tắm.
Tù nhân người Âu tắm 3 lần/tuần; tù nhân người châu Á tắm 2 lần/tuần. Ngày, giờ tắm do giám đốc nhà tù quy định.
Việc cắt tóc, cạo râu được quy định trong điều khoản sau.
Điều 78. Tù nhân quân sự hay dân sự mặc quần áo tù đều phải cạo râu 1 lần/tuần và cắt tóc bằng tông đơ 1 lần/tháng.
Tuy nhiên, giám đốc nhà tù hoặc giám ngục trưởng có thể cho phép tù nhân có hành kiểm tốt được để râu 6 tháng trước khi ra tù.
Trường hợp ngoại lệ được áp dụng đối với tù nhân người châu Á bị án dưới 6 tháng tù có thể giữ tóc dài nếu trước khi vào tù đang để tóc dài.
Nữ tù nhân được để tóc nhưng bác sĩ nhà tù có thể yêu cầu cắt tóc vì lí do bệnh tật.
Tù nhân người châu Á vượt ngục bị cắt trọc đầu.
Giám đốc có thể cho phép tù nhân để tóc hoặc ra lệnh cắt tóc theo đề nghị của bác sĩ và vì lí do vệ sinh.
Điều 79. Mỗi tù nhân người Âu có một chỗ riêng. Tù nhân phải cởi giày trước khi đi ngủ. Tù nhân dân sự hay quân sự đang di chuyển nhà tù được giữ quần áo của họ và được phép dùng giường ngủ. Mỗi người được phát một nệm rơm.
Tù nhân người châu Á các hạng ngủ trên giường có trải chiếu rơm mỗi người 1 chiếc.
Giờ dậy và đi ngủ do giám đốc nhà tù quy định.
Điều 80. Đồ ngủ cho tù nhân người Âu gồm: một chiếc giường sắt nhỏ (trừ ngoại lệ theo điều 79), một nệm rơm, một cái nệm, một gối rơm, 1 đôi ga, một chiếc chăn bông, 1 chiếc màn.
Việc giữ gìn và sửa chữa đồ ngủ do chính quyền quy định.
Giường ngủ phải được rửa 1 lần/tuần và tẩy uế 3 tháng 1 lần.
Điều 81. Chỉ bị can, bị cáo cũng như tù nhân mắc tội nợ nần cá nhân có thể cho thuê đồ dùng, quần áo, chăn chiếu. Đối tượng này có thể được ở phòng giam riêng nếu có một phòng của nhà tù.
Điều 82. Xưởng của nhà tù được mở các ngày trong tuần trừ chủ nhật và ngày lễ theo giờ quy định cỉa thống đốc hoặc thống sứ. Công việc được sắp xếp sao cho không một tù nhân nào được ngồi không trong tối thiểu 9 tiếng. Tù nhân từ chối làm việc sẽ bị giám đốc xử phạt và khấu trừ một hoặc nhiều ngày lương.
Các nghề được phép làm trong nhà tù gồm: đan lát, xay lúa, mộc,  đan mành, nhuộm vải, may mặc, làm xơ gai, làm mũ nón…
Điều 83. Không một công việc nào được thực hiện nếu chưa được sự cho phép của thống đốc hoặc thống sứ có ý kiến của giám ngục trưởng và đề nghị của giám đốc.
Biểu giá nhân công được quy định theo cùng mẫu và dán ở các xưởng.
Điều 84. Tù nhân được trả lương theo biểu giá nhân công theo các quy định đặc biệt. Tiền lương là tiền lương của tù nhân (pécule). Định suất lương, việc sử dụng, cách chuyển nhượng tiền lương được cơ quan cấp trên quy định.
Điều 85. Theo đề nghị, các bị can, bị cáo và tù nhân mắc nợ nần được sử dụng vào làm các công việc trong nhà tù theo các quy định tại điều 41.
Những đối tượng này cũng được áp dụng các quy định như đối với các tù nhân trong việc tổ chức và kỉ luật lao động tại xưởng và cũng được hưởng tỉ lệ phần trăm, sản phẩm lao động như các tù nhân. Họ cũng có khoản tiền lương tù nhân (pécule) trong thời gian bị giam giữ theo các điều khoản quy định của nghị định này.
Điều 86. Các giám ngục được giao chịu trách nhiệm về trật tự và an ninh tại xưởng lao động. Giám ngục giữ chìa khóa và đóng, mở cửa các xưởng lao động. Cai thợ được chọn trong số các tù nhân. Cai thợ mặc áo blu có chữ C.M (contre – maître) trên vải bông đỏ.
Khung dệt, đồ nghề và các đồ giao cho tù nhân để làm việc không được mang ra khỏi xưởng. Tù nhân được giải đến xưởng, tập hợp trong phòng và xếp thành 2 hàng.
Cấm tù nhân vào xưởng không được phân công.
Chi tiết thực hiện quy định này do giám đốc hoặc giám ngục trưởng hướng dẫn.
Điều 87. Lính canh đảm bảo giữ an ninh nhà tù và báo cho đội trưởng việc nhỏ nhất mà tù nhân có thể vi phạm. Lính canh không được mang súng đã nạp đạn trừ trường hợp có báo động và tấn công hoặc biến loạn.
Mỗi lính canh có tối thiểu 2 đầu đạn để trong túi đạn trong tầm tay.
Nếu trong đêm, nếu nhìn thấy 1 hay nhiều tù nhân trên mái nhà hoặc trèo tường hoặc rời khỏi vị trí quy định trên 20 mét, lính gác phải ra lệnh đứng lại ngay lập tức và báo động ngay bằng cách kêu “aux armes” (bắn), tiếng kêu này được các lính canh khác nhắc lại.
Nếu phát hiện âm mưu vượt ngục trong đêm, lính canh nạp đạn và kêu 1 lần “Halte ou je fais feu” (Dừng lại không tao bắn). Nếu kẻ vượt ngục vẫn không dừng lại, lính canh bắn và gọi lính gác.
Ban đêm nếu tù nhân ra cửa sổ không song sắt, lính canh ra lệnh đi vào 3 lần. Lính canh chỉ nổ súng sau lần ra lệnh cuối cùng. Lính canh chỉ bắn tù nhân rời khỏi nhà tù hoặc vị trí quy định 30 mét khi đã ra lệnh về chỗ 3 lần.
Ngoài các trường hợp nêu trên tại đoạn 5 và 6, các lính canh không bao giờ được sử dụng vũ khí trừ khi tự vệ.
CHƯƠNG VI
VỆ SINH VÀ SỨC KHỎE
Điều 88. Công việc về y tế tại nhà tù do một bác sĩ do thống đốc hoặc thống sứ chỉ định. Công việc này gồm:
1.     Thăm khám tù nhân bị ốm hoặc khó ở;
2.     Điều trị bệnh cho tù nhân hoặc nhân viên của nhà tù;
3.     Kiểm tra việc chuẩn bị thức ăn và thuốc thang cho trạm xá;
4.     Kiểm tra các phòng của nhà tù theo định kì;
5.     Thăm khám tù nhân từng giới tính để bắt buộc chuyển và báo cho giám ngục trưởng nhưng người phải tạm thời chưa chuyển nhà tù;
6.     Giữ sổ sách y tế;
7.     Thị sát nhà tù và tù nhân tối thiểu 2 lần/tháng và liên tục hơn nếu giám đốc yêu cầu.
Các bị can, bị cáo thuộc diện mật hoặc tù nhân biệt giam hay đang bị kỉ luật phải được thăm khám mỗi tuần 1 lần với sự có mặt của giám ngục trưởng.
Điều 89. Phương án điều trị của bác sĩ khi khám bệnh phải được viết ra. Các đơn thuốc cho tù nhân đang điều trị tại trạm xá phải được kê vào trong một cuốn sổ đặc biệt.
Điều 90. Trừ các ca nhiễm bệnh dịch hoặc bệnh truyền nhiễm, các tù nhân bị bệnh được điều trị tạo phòng giam hoặc trạm xá của nhà tù.
Nếu trường hợp nhà tù không có phòng làm trạm xá, việc chuyển tù nhân tới bệnh viện phải được ghi vào sổ thuốc của bác sĩ và ghi rõ căn bệnh buộc phải chuyển bệnh nhân.
Tù nhân chuyển để bệnh viện được điều trị trong phòng đặc biệt.
Việc chuyển viện chỉ có thể được thực hiện với sự đồng ý của luật sư dự thẩm nếu là trường hợp bị can, của chánh tòa đại hình hoặc tòa dân sự nêu là bị cáo và của thống đốc hoặc thống sứ nếu là phạm nhân tù kết án hoặc tù nhân mắc tội nợ nần.
Điều 91. Bác sĩ là tù nhân được xem xét làm y tá.
Điều 92. Đồ ngủ cho bệnh nhân người Âu gồm: một chiếc giường sắt nhỏ, một nệm rơm, một cái nệm, một gối rơm, 1 chiếc màn, 1 đôi ga giường, một chiếc chăn.
Nệm rơm được thay mới thường xuyên khi bác sĩ cho là cần thiết và thay mới sau khi bệnh nhân chết.
Nệm bông cũng như gối của bệnh nhân sắp chết sẽ được bật lại.
Màn và chăn được giặt.
Bệnh nhân người châu Á ngủ trên giường một trải chiếu.
Điều 93. Đồ ăn cho tù nhân bị bệnh được phát theo đơn của bác sĩ và chỉ được cấp tại trạm xá.
Điều 94. Bênh nhân mặc quần áo thường và có thể dược cấp thêm chăn nếu bác sĩ yêu cầu.
Điều 95. Bác sĩ kiểm tra các phòng của nhà tù, xưởng, nhà ngủ, nơi xử phạt v..v… Kết quả của việc kiểm tra phải được ghi trong sổ y tế.
Bác sĩ chỉ ra biện pháp vệ sinh cần thiết và giám ngục trưởng khẩn báo với giám đốc.
Điều 96. Chính quyền và bác sĩ bàn bạc đưa ra biện pháp thích hợp để ngăn ngừa dịch bệnh trong các quy định cụ thể tại điều 36 của nghị định này.
Điều 97. Mỗi năm, bác sĩ lập báo cáo tổng thể tình hình sức khỏe cũng nhưng nguyên nhân và đặc điểm về các căn bệnh của tù nhân.
Báo cáo này được trình lên thống đốc hoặc thống sứ thông qua giám đốc nhà tù. Bản sao báo cáo được gửi tới chánh sở y tế.
Điều 98. Việc giám sát các phòng của trạm xá do giám đốc nhà tù thực hiện tối thiểu 1 lần/ tuần. Giám ngục trưởng thường xuyên kiểm tra trạm xá.
Mỗi phòng được chiếu sáng ban đêm. Bệnh nhân chỉ được nói chuyện với tù nhân khác khi có sự cho phép của giám đốc nhà tù.
Việc quét phòng được thực hiện tối thiểu 3 lần/ngày. Phòng được mở thoáng khí trước và sau khi kiểm tra và băng bó cũng như sau bữa ăn.
Các đồ dùng của trạm xá thường xuyên phải sạch sẽ nhất có thể.
Điều 99. Y tá người bản xứ thực hiện các phương án điều trị của bác sĩ dưới sự giám sát của giám ngục trưởng.
Các tù nhân người châu Á có thể được cử đến trạm xá để làm vệ sinh dưới sự giám sát của các y tá người bản xứ.
Các y tá và nhân viên nhà tù phải đối xử khéo léo phù hợp với nội quy, quy định của nhà tù đối với các bệnh nhân.
CHƯƠNG VII
CHIẾU SÁNG CÁC PHÒNG, SÂN VÀ LỐI ĐI
Điều 100. Phòng ngủ, hành lang, lối đi, nhà giam, trại giám ngục, nhà ở của nhân viên được chiếu sáng suốt đêm. Đèn ở phòng ngủ và hành lang được treo sau song sắt xa tầm với.
Giám đốc nhà tù chỉ định tù nhân bảo dưỡng đồ dùng, lắp đèn và thắp đèn theo đề nghị của giám ngục trưởng.
Điều 101. Vì nhiều bất cập khi đưa gia nhân ra vào nhà tù, giám đốc nhà tù có thể cho phép giám ngục người Âu sống trong nhà tù dùng tù nhân người châu Á tội nhẹ làm gia nhân (đầy tờ và đầu bếp). Số lượng tù nhân dùng làm gia nhân cho giám ngục do giám đốc nhà tù quyết định.
Các tù nhân, cả những người dùng làm đầu bếp không bao giờ được ra khỏi nhà tù để thực hiện ủy thác hay đi chợ ngay cả có người dẫn dải.
Người dùng tù nhân làm gia nhân trả lương 1 đồng/tháng cho mỗi người. Khoản tiền này chuyển vào tiền lương tù nhân.
Giám ngục trưởng, quan lục sư - kế toán có thể chọn các văn sĩ trong số các phạm nhân đã kết án làm sổ sách của nhà tù với sự cho phép của giám đốc.
Điều 102. Để thi hành nghị định này và ngoài các hướng dẫn trong đó, thống đốc hoặc thống sứ ban hành quyết định hướng dẫn biện pháp và chi tiết công việc cần thiết cũng như biện pháp an ninh và vệ sinh.
Điều 103. Bãi bỏ tất cả các quy định, điều khoản trước nghị định này.
Điều 104. Thống đốc Nam Kì, các thống đốc, khâm sứ ở Đông Dương và Tổng biện lí, chánh sở tư pháp Đông Dương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 1916.

E.Roume